Thứ Tư, 30 tháng 1, 2019

Chiêm ngưỡng vẻ đẹp thơ mộng của Kanchanaburi bên dòng sông Kwai

Du xuân đầu năm có nhiều khách du lịch thường dat ve may bay tet để đến với xứ chùa vàng. Đất nước Thái Lan luôn là quốc gia nằm trong danh sách những điểm đến phổ biến đối với khách du lịch. Khi đến nơi đây nhiều người sẽ bị thu hút bởi cái vẻ đẹp vừa quen thuộc nhưng lại không bị xưa cũ ở xứ chùa vàng này.
Thay vì đi Bangkok nhộn nhịp thì bạn có thể ghé thăm vùng quê yên bình ở tỉnh Kanchanaburi ở miền trung của Thái Lan, cách thủ đô Bangkok khoảng 130 km.
Kanchanaburi sở hữu địa hình thung lũng rộng lớn bao quanh núi rừng trập trùng cùng dòng sông Kwai thơ mộng. Nơi đây được thiên nhiên ưu ái với khí hậu vô cùng mát mẻ. Đây chính là lựa chọn lý tưởng cho những ai muốn đi tìm sự an yên trong tâm hồn sau những này làm việc mệt mỏi.
Nếu bạn đi nok air viet nam muốn tạo ra điều mới mẻ cho cuộc hành trình đầy thú vị này thì có thể lựa chọn tàu hỏa làm phương tiện để di chuyển. Chuyến tàu xình xịch lăn bánh từ ga Thon Buri bên bờ sông Chao Phraya, Bangkok và mất 2 tiếng rưỡi đến ga Kanchanaburi.
Tàu có nhiều toa chở khách, theo kiểu tàu chợ, nội thất bên trong cũ kỹ với vài hàng ghế được xếp ngang và dọc, có cả một khoảng rộng cho những hành khách đứng nếu quá đông. Vé lên tàu không in số ghế, ai lên trước thì chọn chỗ ngồi tốt.
Kanchanaburi
Có cả những bà bán hàng rong cũng lên tàu mời chào. Tuy tàu không có máy lạnh, máy quạt nhưng các ô cửa sổ mở tung, đón gió trời thổi vào lồng lộng.
Bởi vì thông tin của vùng đấp Kanchanaburi khá là ít ỏi chính vì thế nếu như bạn muốn đi phượt đến nơi đây cũng khá là khó. Không chỉ thế vì đây là vùng quê nên người ở đây không phải ai cũng giỏi tiếng anh. Thế nên nếu muốn đi phượt thì thứ duy nhất hữu dụng đó chính là Google Map.
Nếu vẫn muốn đi phượt đến vùng quê Kanchanburi thì bạn có thể ghé đến chỗ thuê xe máy. Chỗ cho thuê xe có sẵn dịch vụ xe đạp, xe tay ga theo kiểu Scooter và xe mô tô cao cấp. Trước khi bắt đầu thì bạn nên chạy thử để làm quen vì làn đường ở bên Thái ngược so với Việt Nam, Bên Thái là làn bên trái.
Ở thị trấn Kanchanaburi thì đường xá không tấp nập như là thành thị, nơi đây mang một cảm giác yên bình vào bất kể thời điểm nào trong này. Khi du khách đến nơi đây sẽ thấy nhà cửa thôn quê ở đây khá là thưa thớt với quãng sân vườn rộng và trồng rất nhiều cây cối xanh mướt.
Cầu sông Kwai
Một điểm khá nổi tiếng ở tỉnh Kanchanaburi mà du khách  khó có thể bỏ qua đó là cây cầu sắt bắc ngang qua sông Kwai. Cây cầu từng xuất hiện trong bộ phim kinh điển Bridge on the River Kwai (Cầu sông Kwai) nói về thời Thế chiến thứ hai, được chuyển thể từ sách của một nhà văn người Pháp và đạt giải Oscar vào năm 1957.
Phim nói về cảnh những tù binh bị quân đội Nhật ra lệnh phải xây một cây cầu bắc qua sông Kwai nhằm nối liền tuyến đường sắt Thái Lan với Miến Điện, và đã có hàng chục nghìn người bỏ mạng vì kiệt sức trong quá trình thi công.
Sát với lối lên cầu là khu ngoài trời trưng bày hai phần đầu của chiếc tàu hỏa nguyên gốc thời thế chiến đã từng chạy qua cầu Kwai. Bất cứ du khách nào cũng có thể chạm vào, chụp hình lưu niệm.
Cầu Kwai có những trụ cầu xi măng sơn trắng, thân cầu 11 nhịp chính bằng gỗ và sắt. Tôi bước chầm chậm trên những thanh tà vẹt và tấm ván lót dọc hai bên đường ray trên cầu, đón những cơn gió mát luồn qua mái tóc.
Các thị trấn tầm 5km là ngôi chùa nổi tiếng Tham Khao Poon trên ngọn đồi với pho tượng phật cùng tên. Khi đến nơi đây du khách sẽ thấy được một cảnh sắc thiên nhiên vô cùng tuyệt đẹp ở đây. Với những chiếc bè chở du khách lững lờ lướt trên dòng sông Kwai uốn lượn, phát ra tiếng nhạc Thái xập xình, những tán cây xanh rì và đằng xa là dãy núi lượn sóng xanh thẫm.
Du Khách đi Nok Air đển với Thái Lan nhớ tham khảo thêm hoàn vé máy bay nok air để biết thêm nhiều thông tin hữu ích cho chuyến đi.
Trên đồi còn có đoạn đường sắt vắt ngang cùng với chuyến tàu cổ vẫn còn được lưu giữ. Hiện nay, con tàu vẫn đều đặn được đưa vào vận hành để cho du khách trải nghiệm “tuyến đường sắt tử thần” trong lịch sử. Và, đó cũng là cách mà người Thái làm du lịch!

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.