Thứ Sáu, 2 tháng 11, 2018

Loài hoa 12 năm mới nở một lần trong thung lũng ở Ấn Độ


Bang Kerala, Ấn Độ được thiên nhiên ban tặng với muôn vàn cỏ cây vùng nhiệt đới. Nơi đây với những bãi biển bình yên và dòng sông uốn lượn. Đặc biệt thì nơi đây còn có thị trấn Munnar tuyệt đẹp, lặng lẽ náu mình trong dãy núi Western Ghats.
Nằm trên độ cao 1.600 m, Munnar nổi tiếng với nông sản địa phương như là trà, cà phê, rau thơm và gia vị. Những thú này cùng với cảnh đẹp quyến rũ nơi rặng núi phủ sương khiến cho thị trấn trở thành một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng.
Không chỉ có thế thị trấn Munnar có cất giấu một trong những bí mật của Ấn Đôk. Ở thị trấn này sở hữu loài hoa hiếm có nhất thế giới hoa Neelakurinji. Loài hoa 12 năm mới nở một lần và năm nay chính là năm hoa nở. Còn chần chờ gì nữa mà không muave may bay đi ấn dộ ngay thôi để chiêm ngưỡng loài hoa này. Nếu không thì phải đợi thêm 12 năm nữa bạn mới có cơ hội đấy.\
Thung lung ngap mau tim biec cua sac hoa 12 nam no mot lan hinh anh 1
Cây Neelakurinji, hay còn gọi là Kurinji đây là loài cây thuộc chi Chùy hoa. Chi thực vật này gồm có 350 giống cây có hoa trong số đó thì có 59 loài sinh trưởng ở khắp bán đảo Ấn Độ. Mỗi loài thì lại có thời điểm hoa nở khác nhau.
Một số loài nở sau 4, 8, 10, 12 hoặc thậm chí 16 năm. Nhìn chung, sự phát triển và sinh trưởng không đồng đều. Việc mở đồn điền trồng chè và các loại cây gia vị cùng việc xây dựng nhà cửa, mở đường làm thu hẹp diện tích sinh sống của các loài cây dại.
Mặc dù thế nhưng con người khó có thể bỏ qua được vẻ đẹp của hoa Neelakurinji. Loài cây này trải thảm ở những triền đồi trong khu vực được bảo hộ.

Đầu tiên, hoa có màu xanh rồi chuyển dần sang sắc tím khi vào cuối mùa, thường từ tháng 8 đến tháng 10. Trong thời gian này, khu bảo tồn Kurinjamala, cách thị trấn Munnar khoảng 45 km, là nơi thu hút nhiều du khách nhất. "Được ngắm hoa Neelakurinji nở là điều vô cùng đặc biệt, 12 năm nữa, tôi có thể không còn cơ hội", R Mohan, một nhà hoạt động vì môi trường, nói.
Neelakurinji chỉ ra quả một lần. Điều đó có nghĩa, sau khi nở hoa, cây sẽ chết. Phải mất một khoảng thời gian, hạt mới nảy nở và phát triển. Tình trạng hoa nở rộ giúp loài cây này tăng khả năng sinh tồn.
 Thung lung ngap mau tim biec cua sac hoa 12 nam no mot lan hinh anh 4
Là loài hoa hiếm và không mọc ở bất cứ nơi nào ngoài Ấn Độ, Neelakurinji đã gắn bó với văn hóa quốc gia này. Bộ tộc Muthuvan, cộng đồng sống trong rừng của bang Kerala, tin Neelakurinji là biểu tượng của tình yêu và sự lãng mạn. Trong khi đó, bộ tộc Paliyan, cộng đồng du mục ở Western Ghats tính tuổi bằng số lần nhìn thấy loài hoa này nở.
Du lịch Ấn Độ với Viet jet air để khám phá cảnh đẹp nơi đây.
Vào mùa hoa Neelakurinji nở đã khiến cho du lịch ở thành phố này bùng nổ. Năm nay thì cả bang Kerala, đặc biệt ở Munnar, dồn toàn lực để đón tiếp du khách. "Chúng tôi cải tạo khu nghỉ dưỡng. Ai ai cũng chuẩn bị. Chính quyền mở rộng đường chạy theo các ngọn đồi. Những quán ăn mọc lên, ai cũng rất hào hứng", Harish Chawada, chủ một khu chăm sóc sức khỏe nổi tiếng cách thị trấn 4 km chia sẻ. Theo dự kiến, khoảng một triệu du khách sẽ đến Munnar để ngắm hoa nở.
Thung lung ngap mau tim biec cua sac hoa 12 nam no mot lan hinh anh 8
Tuy nhiên, trận lụt hồi tháng 8 khiến miền đất này bị tàn phá. Những người muốn ngắm hoa Neelakurinji phải đến những khu vực cao hơn. "Mọi lần, đến tháng 9, Neelakurinji đã phủ kín các triền đồi. Tuy nhiên, lần này, chúng tôi phải trekking đến các địa điểm xa hơn, như đỉnh Kolukkumalai, để ngắm hoa", Antonyn Thomas, hướng dẫn viên du lịch, tiết lộ.
Cuộc hành trình đi đến Kolukkumalai khá là gian nan và vất vả. Nhưng sau tất cả khi được chứng kiến loài hoa lâu năm mới nở này thì cũng bõ công. Hoa Neelakurinji phủ kín cả đỉnh Kolukkumalai và trải rộng lẫn vào màn sương khói.

Thảm hoa mênh mông hấp dẫn ong đến thụ phấn, từ đó tạo ra loại mật ong hiếm. Chỉ đàn ông của bộ lạc địa phương mới được phép lấy mật ong. Sản phẩm này hiếm khi xuất hiện ở chợ. Dân địa phương tin rằng mật ong từ loài hoa này có thể chữa bệnh tim.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

Lưu ý: Chỉ thành viên của blog này mới được đăng nhận xét.